CÁCH CHỌN ĐƯỜNG KÍNH ỐNG TRỤC CHÍNH CHO HỆ THỐNG TƯỚI NHƯ THẾ NÀO?

Cách chọn đường kính ống trục chính cho hệ thống tưới sẽ như thế nào để tối ưu chi phí mà vẫn cung cấp và đáp ứng đủ nước cho hệ thống tưới?

Trong thiết kế hệ thống tưới, cách chọn đường kính ống chính là yếu tố thủy lực vô cùng quan trọng trong việc cấp nước đến cho mỗi cây trồng. Vậy làm thế nào để chọn được đường kính ống trục chính phù hợp cho hệ thống tưới? 

Phần này toàn những ngôn từ chuyên ngành nên chúng tôi cố gắng diễn đạt đơn giản nhất để bạn có thể hiểu súc tích nhé!

Câu hỏi: Để chọn được đường kính ống trục chính ta cần làm gì?

Trả lời: Việc đầu tiên bạn phải xác định lưu lượng của bơm.

Khi tính toán thủy lực thì việc đầu tiên là bạn phải xác định được lưu lượng tính toán. Vì đó là số liệu cơ bản để chọn đường kính ống chính cho hệ thống tưới. Nếu bạn chưa biết cách xác định lưu lượng của bơm thì có thể bấm vào xem Cách tính lưu lượng bơm mỗi lần tưới được bao nhiêu gốc

Để đơn giản hóa, ta có thể tham khảo bảng tra thủy lực để chọn đường kính ống.

Hoặc bạn có thể chọn gần đúng theo kinh nghiệm của chúng tôi như sau: 

Lưu lượng bơm (m3/giờ) Chọn đường kính ống dẫn Ghi chú
15m3/h 49mm hoặc 50mm Độ đầy 100%, độ dốc 0.05
15m3/h - 25m3/h 60mm hoặc 76mm Độ đầy 100%, độ dốc 0.05
25m3/h - 45m3/h 90mm Độ đầy 100%, độ dốc 0.05

 

Tóm lại: Cách chọn đường kính ống trục chính cho hệ thống tưới như thế nào? phụ thuộc vào lưu lượng của bơm và độ dốc địa hình.

Bạn có thể chọn mua đường ống chính của một số thương hiệu ống PVC có chất lượng tương đối như: Bình Minh, Hoa Sen, Đạt Hòa, Tiền Phong, Đệ Nhất,....

Hoặc các thương Hiệu với chất lượng thấp hơn như: Đồng Nai, Thành Công, Siêu Thành...

Mẹo để chọn mua ống PVC: Thường giá bán ống PVC với số lượng tương đối thường chênh lệch 10% - 30% trên giá niêm yết tùy theo khu vực và mức chiết khấu của các nhà sản xuất. Hạng mục này bạn có thể tự mua tại địa phương để giảm chi phí vận chuyển. Chúng tôi không cung cấp loại ống này, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết sẽ chỉ hỗ trợ khách hàng tìm mua.

Vấn đề liên quan: Bà con hay gọi cho tôi báo rằng đất tôi dốc 35 độ, 45 độ hoặc 60 độ....thì đi đường ống như thế nào? ( lưu ý rằng độ dốc tính bằng phần trăm (%) chứ ko gọi bằng độ, ví dụ đi đường bà con hay thấy biển báo lên dốc hoặc xuống dốc 10%, vậy có ý nghĩa gì?)

 

Ví dụ: Cách tính độ dốc:

Giả sử chiều dài miếng đất của bạn là từ A đến B: 300 mét

Độ cao giữa A và B là 20m ( để xác định được độ cao này bạn có thể sử dụng phần mềm Elevation Profile trên ứng dụng điện thoại Smartphone)

Vậy độ dốc sẽ là: 20m:300m = 0.06 = 6.6%

Với độ dốc như thế thì rõ ràng là lưu lượng tại điểm A ( đầu dốc) sẽ khác so với lưu lượng tại điểm B ( cuối dốc)

 Để bơm đẩy được từ điểm A tới điểm B thì cột áp bơm đòi hỏi tối thiểu sẽ là: H = 20m + H ma sát + H tổn thất cục bộ....

Ý nghĩa: Khi đất bạn có địa hình đồi dốc, khi bạn đi chọn mua bơm bạn lưu ý mua bơm có thông số H phải lớn hơn như trên.

Đây là thông số hết sức quan trọng khi chọn bơm đối với đất địa hình đồi dốc. Lưu ý là chọn bơm có thông số Chiều cao cột áp (H) càng lớn càng tốt. Đối với đất bằng phẳng và chiều dài ko quá xa thì không cần thiết.

Ví dụ: bảng so sánh các loại bơm: 

Bơm ly tâm Bơm hỏa tiễn
H (chiều cao cột áp nhỏ - đẩy thấp) H lớn ( chiều cao cột áp lớn - đẩy cao)
Q lớn ( lưu lượng lớn) Q nhỏ ( lưu lượng nhỏ)

Tùy vào nhu cầu địa hình mà ta nên chọn thông số bơm và đường kính ống dẫn cho phù hợp

Ưu nhược điểm của việc chọn đường kính ống lớn và đường kính ống nhỏ

Ống lớn Ống nhỏ
Lưu lượng lớn Lưu lượng nhỏ
Vận tốc nhỏ Vận tốc lớn

Tuy nhiên đối với mảnh đất địa hình quá dốc ( độ cao quá lớn) mà công suất bơm không đủ lớn (H min, Q min) thì tốt nhất ta nên chọn đường kính ống chính cho hệ thống tưới nhỏ lại để tránh quá tải cho hệ thống bơm.

Mọi khó khăn cần giải đáp bạn có thể gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng